Sử dụng Hùng_hoàng

Hùng hoàng, thư hoàng và arsenopyrit cung cấp gần như toàn bộ nguồn asen thế giới như là một phụ phẩm trong quá trình nấu luyện các tinh quặng có nguồn gốc từ các loại quặng này.

Hùng hoàng từng được các nhà sản xuất pháo hoa sử dụng để tạo ra màu trắng trong pháo hoa trước khi có các nguồn cung cấp các kim loại dạng bột như nhôm, magietitan. Nó vẫn còn được sử dụng kết hợp với kali clorat để tạo ra loại thuốc nổ tiếp xúc gọi là "thuốc nổ đỏ" cho một số loại ngư lôi và pháo hoa kiểu mới khác gọi là 'cracker ball', cũng như trong lõi của một số loại pháo hoa cây ('crackling star').

Hùng hoàng là chất độc hại. Người Hy Lạp cổ đại gọi nó là sandaracha và hiểu rõ nó là độc hại. Nó từng được sử dụng để làm thuốc độc diệt chuột tại Tây Ban Nha trung cổ và tại Anh trong thế kỷ 16.[6][7] Hiện nay đôi khi nó vẫn được dùng để tiêu diệt cỏ dại, sâu bọđộng vật gặm nhấm,[8] mặc dù các loại thuốc trừ dịch hại gốc asen hiệu quả hơn là sẵn có.

Tên gọi trong tiếng Trung của nó là 雄黃 (xionghuang), nghĩa đen là 'chất màu vàng đực', đối lại với thư hoàng là 'chất màu vàng cái'. Người Trung Hoa cũng biết rõ độc tính của nó và nó thường được rắc quanh nhà để xua đuổi rắn và sâu bọ, cũng như được sử dụng trong y học cổ truyền.[9] Hùng hoàng được pha với rượu gạo để làm rượu hùng hoàng (hùng hoàng tửu) để uống trong các lễ hội thuyền rồng nhằm phòng ngừa xui xẻo, ám chỉ tới các tính chất diệt trừ sâu bọ của nó.[10] Thực tiễn này ngày càng trở nên hiếm gặp hơn nhờ nhận thức về việc hùng hoàng là hợp chất asen độc hại.

Hùng hoàng cũng từng được sử dụng phổ biến trong sản xuất da thuộc để loại bỏ lông từ các tấm da sống. Do hùng hoàng là chất sinh ung thư và chất độc asen cũng như do các chất thay thế cạnh tranh là có sẵn nên ngày nay nó càng ngày càng ít được sử dụng cho mục đích này.

Hùng hoàng cùng thư hoàng đã từng là mặt hàng có tầm quan trọng đáng kể trong thương mại của đế quốc La Mã và từng được sử dụng để làm chất màu cho sơn đỏ. Sự xuất hiện của hùng hoàng trong vai trò chất màu cho sơn đỏ được biết đến trong các tác phẩm hội họa của Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Á và Ai Cập cổ đại. Nó cũng từng được sử dụng trong các bức họa châu Âu thời Phục Hưng và chỉ mất đi kể từ thế kỷ 18.[11] Nó cũng từng được sử dụng trong y học.

Các ứng dụng truyền thống khác còn có sản xuất đạn ghém, in và nhuộm quần áo vải trúc bâu.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hùng_hoàng http://www.britannica.com/EBchecked/topic/493042 http://webmineral.com/data/Realgar.shtml http://rruff.geo.arizona.edu/doclib/hom/realgar.pd... http://nj.gov/health/eoh/rtkweb/documents/fs/0156.... http://jpet.aspetjournals.org/content/326/2/363.fu... http://cameo.mfa.org/wiki/Realgar http://www.mindat.org/min-3107.html http://www.mindat.org/min-3375.html http://www.minsocam.org/ammin/AM77/AM77_1266.pdf#s... http://www.minsocam.org/msa/AmMin/toc/Articles_Fre...